|
|
-
26/05/2022
HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NĂM 2022
Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm (từ ngày 29/4 đến ngày 6/5) do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1998 và được các Ban, ngành, Trung ương, địa phương và nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng giúp đạt được những kết quả đáng khích lệ về cấp nước và vệ sinh góp phần làm thay đổi chất lượng và điều kiện sống của người dân nông thôn.
Hưởng ứng tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn chủ đề “Quản lý, vận hành, khai thác bền vững công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn” với mục đích nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia, cam kết của gia đình, cộng đồng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương về tầm quan trọng của việc quản lý khai thác, vận hành công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn an toàn, bền vững để bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, kêu gọi người dân cùng hành động để người dân có đủ và dùng nước sạch một cách hiệu quả, đảm bảo vệ sinh và thực hành tốt vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh.
Thời gian tổ chức phát động và hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2022: từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 06 tháng 5 năm 2022, lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác như Ngày Môi trường thế giới…có thể kéo dài đến Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (ngày 28 tháng 8) trên địa bàn huyện.
Các thông điệp bao gồm:
1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2022.
2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong việc đảm bảo cấp nước hiệu quả, vệ sinh bền vững và thích ứng an toàn với dịch bệnh.
3. Cấp nước và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh.
4. Bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường là bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của chính bạn và gia đình.
5. Vì sức khỏe của bạn, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch.
6. Nước sạch và vệ sinh mang lại cuộc sống, sức khỏe cho tất cả mọi người.
7. Đảm bảo đủ nước sạch cho người dân vùng bị ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
8. Rửa tay với xà phòng và nước sạch góp phần kiểm soát dịch bệnh.
9. Sử dụng nước sạch và giữ gìn vê sinh môi trường vì một Việt Nam khỏe mạnh.
10. Cộng đồng chung tay bảo vệ và giám sát chất lượng nguồn nước.
11. Mỗi người, mỗi ngày hãy làm một việc tốt để giữ gìn vệ sinh môi trường.
12. Sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần phòng chống suy dinh dưỡng, cải thiện chiều cao của trẻ em.
13. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch để bảo vệ bạn, con bạn và gia đình bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
-
26/05/2022
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1 NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH, CÁCH LÂY TRUYỀN :
– Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti (An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
– Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
– Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
2 BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:
– Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp.
– Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
3 CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Súc, rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.
– Phòng chống muỗi đốt:
Mặc quần áo dài tay. Ngủ trong mùng kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi. cho người bị bệnh sốt xuất huyết nằm trong mùng, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác
Tích cực phối hợp với chính quền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch
Khi bị sốt hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị.
-
26/05/2022
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚCC.docx
1. Nguyên nhân gây đuối nước:
- Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình
- Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm.
- Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…
2. Phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.
- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.
3. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dai, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên…
- Đặt nạn nhân nằm chỗ thoág khí.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:
+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng.
+Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.
+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.
-
-
-
-
-
-
-
|